Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

Tiết kiệm là không hoang phí!

Tiết kiệm là không hoang phí
Sống bên Bác một thời gian, biết tính Bác nên mỗi lần đi công tác xa là anh em cần vụ lại chuẩn bị... cơm nắm. Tôi nhớ khi đó là vào năm 1962, ngày rét đậm, Bác có chuyến công tác xa Hà Nội. Tôi ngồi cạnh đồng chí Vũ Kỳ, thấy bất ngờ khi dưới sàn xe là 3 phích nước cỡ lớn.
Tôi hỏi "Sao hôm nay lại mang đi nhiều phích thế này?". Đồng chí Vũ Kỳ trả lời: "Bác dặn rồi, hôm nay công tác, anh em ở tỉnh, ở huyện chắc sẽ lại mổ bò mổ trâu, chuẩn bị mâm cỗ. Vì đang là mùa rét, Bác bảo đem canh đi". Tôi lại hỏi: "Vậy ăn thế nào?". “Nước cho vào phích, cái thì cho vào cặp lồng, đậy chặt lại. Khi dừng chân dọc đường, đổ nước sôi vào là có ngay bát canh ngon rồi...”.
Một câu chuyện khác. Sinh thời, Bác luôn căn dặn cán bộ đừng tự cho mình quyền sống sung sướng trên sự khổ sở của nhân dân. Năm 1964, cả miền Bắc phát động phong trào tiết kiệm. Tết năm đó, đồng chí Vũ Kỳ báo cáo với Bác việc chuẩn bị ăn Tết của anh em trong Phủ Chủ tịch.
     Đồng chí Vũ Kỳ nói đại ý năm nay toàn miền Bắc phát động tiết kiệm nên chỉ tổ chức tiệc trà cho anh em "phá cỗ" đơn giản... Bác không đồng ý. Bác nói, truyền thống dân tộc, cả năm chỉ có 3 ngày Tết, phải cho anh em được vui không khí ngày Tết. Tiết kiệm không có nghĩa là ép mình, ép mọi người phải sống khổ hạnh. Tiết kiệm là không hoang phí. Ngày Tết nhất thiết phải có kẹo bánh, có gói chè để anh em có quà mang về cho gia đình. 
Qua câu chuyện này tôi đã học được và thực hành tiết kiệm một cách đúng đắn.Tiết kiệm không phải là hoàn toàn không xài mà phải xài những cái thật chính đáng.

Quả táo Bác Hồ cho em bé

QUẢ TÁO BÁC HỒ CHO EM BÉ

Tháng 4 năm 1946, với danh nghĩa là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bác Hồ sang Pháp để đàm phán với chính phủ Pháp về những vấn đề có liên quan đến vận mệnh của đất nước. Ông Đốc lý thành phố Paris mở tiệc long trọng thết đãi Bác Hồ. Trước khi ra về, Người chọn lấy một quả táo đẹp trên bàn, bỏ vào túi. Mọi người, kể cả ông Đốc lý đều kinh ngạc chú ý tới việc ấy, ngạc nhiên và không giấu được sự tò mò. Khi Bác Hồ bước ra khỏi phòng, rất đông bà con Việt kiều và cả người Pháp nữa đang đứng đón Bác. Bác chào mọi người. Khi Bác trông thấy một bà mẹ bế một cháu nhỏ cố lách đám đông lại gần, Bác liền giơ tay bế cháu bé và đưa cho cháu bé quả táo. Cử chỉ của Bác Hồ đã làm những người có mặt ở đó từ chỗ tò mò ngạc nhiên đến chỗ vui mừng và cảm phục về tấm lòng yêu trẻ của Bác.

(Trích trong cuốn" Bác Hồ với thiếu nhi và phụ nữ", NXB Hội Nhà văn, H. 2002Trí).
=> L à một giáo viên thì yêu trẻ là một đều rất hiển nhiên trong tôi,tôi thể hiện sự yêu trẻ của mình qua cách dạy dỗ giáo dục các em nên người qua các bài học cụ thể hay qua đời sống.

Phải đánh được bài Đoàn Kết

PHẢI ĐÁNH ĐƯỢC BÀI KẾT ĐOÀN

- Có một cán bộ cao cấp rất yêu thích văn học nghệ thuật. Trong một số năm đồng chí ấy đã tập đánh đàn dương cầm vừa để giải trí xen kẽ những giờ lao động trí óc mệt nhọc, vừa thưởng thức những âm thanh huyền diệu của cây đàn.

- Một lần, Bác đến thăm và yêu cầu đồng chí dạo một bản nhạc để Bác nghe.Ngồi vào bàn đồng chí nhấn phím và bài Chiến thắng Điện Biên hùng tráng vang lên. Dứt bản nhạc Bác hỏi:

- Chú có chơi các bài dân ca không? Những phím đàn lại đưa Bác về vùng quan họ với bài Trống cơm rồi Trẩy hội đêm rằm.

- Nghe xong, Bác tiến lại gần đồng chí cán bộ hỏi.

- Chú có biết đánh bài Kết Đoàn không?

- Bài Kết đoàn ai cũng biết. Nếu chưa đánh được bài ấy thì chưa giỏi.

- Đồng chí cán bộ đành thú thật với Bác là chưa đánh được bài Kết đoàn .
=> Qua câu chuyện này tôi đã thấy rõ được tầm quan trọng của “Đoàn kết”,khi còn là một sinh viên tôi là chi hội trưởng của khoa sư phạm khoa học xã hội, tôi được phân công tổ chức một buổi hội trại lớn cho các sinh viên trong nhà trường, khi vừa bắt tay vào việc tôi được sự góp ý của rất nhiều người,nhưng tôi cho rằng không cần thiết chỉ cần một mình tôi là làm tốt rồi,khi đến gần ngày tổ chức, tôi đã thật sự lo sợ và lúng túng vì công việc còn rất nhiều, thế nhưng các bạn hội viên trong khoa và các bạn sinh viên trong trường đã cùng tôi làm tốt,sau khi buổi hội trại kết thúc tôi mới thấy được rằng dù mình có tài giỏi đến mấy,nhưng chỉ có một minh thì cũng không thể hoàn thành mọi công việc,mà phải có sự giúp đỡ, hợp sức của bạn bè.Bây giờ tôi luôn muốn mọi người hãy “Đoàn kết”.

Nước nóng nước nguội

NƯỚC NÓNG NƯỚC NGUỘI
Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có 1 đồng chí cán bộ trung đoàn thường hay quát mắng, đôi khi còn bợp tai chiến sĩ. Đồng chi này đã từng là giao thông,bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước cách mạng tháng 8.
Được tin nhân dân dư luận về đồng chí này,một hôm Bác cho gọi lên Việt Bắc.Bác dặn trạm đón tiếp khu ATR,dù có đến sớm cũng giữa trưa mới cho đồntg chí ấy vào gặp Bác.
Trời mùa hè nắng chan chan đi bộ đúng ngọ đồng chí cán bộ trung đoàn vã cả mồ hôi,người như bốc lửa.
Đến nơi Bác đã chờ sẵn.Trên bàn đã đạt hai cốc nước, một cốc nước sôi và một cốc nước lạnh.
Sau khi chào hỏi xong Bác chỉ vào cốc nước nói.
Chú uống đi
Đồng chí cán bộ kêu lên:
Trời nắng thế mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười
Á ra thế chú thích uống nước nguội mát không?
Dạ có ạ
Bác nghiêm mặt nói:
Nước nóng chú và cả tôi đều không uống được .Khi chú nóng cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được.Hoà nhã điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống dễ tiếp thu hơn.
Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi,hứa sẽ sữa chữa,
=> Qua câu chuyện này tôi đã học được sự điềm đạm và bình tĩnh giải quyết mọi vấn đề vì nóng nãy sẽ không giải quyết được gì thận chí sẽ làm hỏng việc.

Câu chuyện "gần dân"

Câu chuyện "gần dân"
                Sinh thời, tất cả tiền lương, tiền viết sách, viết báo Bác giao hết cho cần vụ gửi tiết kiệm ở một ngân hàng trên đường Quán Thánh. Năm 1965, Mỹ ném bom bắn phá Hà Nội, tình hình căng ghê gớm.
                Một buổi trưa, Bác nằm dưới tán cây to ở Phủ Chủ tịch, Bác gọi đồng chí Vũ Kỳ lại hỏi: "Trời nắng thế này, mình nằm dưới tán cây mà còn thấy hầm hập, không biết anh em trực chiến trên nóc nhà Quốc hội có đủ nước dùng không? Bác dạo này yếu quá, sợ lên không nổi".
               Đồng chí Vũ Kỳ chạy đi một lúc, quay trở về. Bác nói ngay: "Chú phải nói đúng những điều chú thấy, chú nghe. Bác bị tuyên truyền không ít...". Đồng chí Vũ Kỳ báo cáo lại anh em chiến sĩ có nước chín để dùng nhưng phải dè sẻn... Sau một hồi suy nghĩ, Bác nói lại: "Chú cho rút tất cả tiền tiết kiệm của Bác, gửi ngay sang Bộ Quốc Phòng. Chú nói tiền này Bác tặng cho bộ đội phòng không để có thêm nước uống". Trưa hôm sau, đồng chí Lê Hữu Lập, cán bộ văn phòng Phủ Chủ tịch rút toàn bộ số tiền tiết kiệm của Bác và trao cho Bộ Quốc phòng.
                Một lần khác, trong chuyến đi công tác tại tỉnh Hà Đông, Bác xuống tát nước cùng nông dân ngay trên bờ ruộng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh cũng xuống cầm dây gầu nhưng lóng ngóng không sao tát được nước. Bác Hồ không nói gì. Chỉ riêng một chi tiết này thôi cũng khiến chúng ta phải ngỡ ngàng và đặt câu hỏi: "Tại sao Bác xa đất nước hơn 30 năm, từ ngày còn là anh thanh niên Nguyễn Tất Thành 20 tuổi, lại sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho, nhưng công việc nhà nông Bác vẫn rành rẽ. Đó lẽ nào không phải là trọng cái gần dân, không xa rời nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân". 
             --> Qua câu chuyện tôi đã học được ở Bác sự gần gũi,chia sẻ sẵn sàn giúp đỡ,chăm sóc, lắng nghe mọi người xung quanh để thấy được sự đồng cảm với nhau,phải lấy dân làm gốc..


Câu chuyện về chiếc thắt lưng của Bác

Câu chuyện về chiếc thắt lưng của Bác

Trong suốt cuộc đời hi sinh vì dân vì nước, Bác đã gần như quên đi những gì thuộc về bản thân mình. Chúng ta, và cả người nước ngoài, đã biết tới đôi dép cao su, những chiếc áo, chiếc quạt, viên gạch sưởi lưng... vô cùng giản dị của Bác.


            Nhân dịp đọc một tư liệu lịch sử mới xuất bản của Trung Quốc (Chu Ân Lai và Hội nghị Genève, Nhà xuất bản Lịch Sử Đảng Cộng Sản Trung Quốc) có một tình tiết mới rất cảm động về chuyện riêng của Bác Hồ mà lâu nay chúng ta chưa biết. Chuyện xoay quanh chiếc thắt lưng.
            Thời kỳ đó là tháng 6-1954. Sau chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu VN tới Genève để đàm phán. Hội nghị kéo dài được gần một tháng thì các bên tạm nghỉ để về nước báo cáo lập trường các bên cho chính phủ mình.

             Phía Trung Quốc đã mời phái đoàn VN sang Trung Quốc để trao đổi. Phái đoàn VN do Bác Hồ và đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu.

             Hôm đó, Bác Hồ nghỉ tạm tại nhà nghỉ đảng bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Quảng Tây. Sáng Bác Hồ đi họp. Ở nhà, một đồng chí của bạn đi kiểm tra phòng Bác xem các đồng chí phục vụ phòng có chu đáo không. Sau khi kiểm tra một lượt, đồng chí này thấy trên sàn nhà một mảnh vải đã cũ, dài khoảng 80cm, rộng khoảng 10cm, màu vàng đã bạc. Đồng chí này cầm lên xem, không hiểu là vật gì. Đoán đây là dây gói tài liệu rớt ra sau khi cầm tài liệu đi, đồng chí này bỏ mảnh vải vào thùng đựng giấy rác.

               Bác đi họp về, hỏi: "Thắt lưng của tôi đâu? Tôi thường để sau ghế tựa nên bị rơi xuống đất". Mọi người tìm và đưa lại cho Bác.

               Một chiếc thắt lưng bằng da, bằng dây dù... cũng không đắt hơn một miếng vải là bao. Nhưng vấn đề ở đây: cái quí báu trong nhân cách của Bác là tính cách luôn hi sinh, cái riêng bao giờ cũng là tối thiểu, cái dành cho sự nghiệp chung bao giờ cũng được ưu tiên tối đa. Phẩm chất trong sáng thể hiện thường trực trong những cử chỉ của Bác, dù nhỏ nhất.

Thời điểm đó, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, thắt lưng chiến lợi phẩm thu được rất nhiều, nhưng Bác vẫn chỉ tiếp tục dùng chiếc thắt lưng quen thuộc cũ kỹ của mình.
=>Qua đây cũng thể hiện một nhân cách đẹp của Bác.Tôi đã học được sự giản dị qua cách ăn mặc của Người.


Câu chuyện về Ba chiếc ba lô

Câu chuyện về 3 chiếc ba lô

                Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:

- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.

Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 ba lô rồi, Bác còn hỏi thêm:

- Các chú đã chia đều rồi chứ?

Hai đồng chí trả lời:

- Thưa Bác, rồi ạ.

Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.

- Tại sao ba lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ?

- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô.

=> Qua câu chuyện tôi đã học được ở Bác sự chia sẻ từ việc nhẹ nhàng đến nặng nhọc không ỷ mình là cán bộ mà dồn việc cho cấp dưới,mà phải biết chia sẻ để hiểu được sự vất và trong công việc và qua đó cũng thể hiện tình người và sự đoàn kết.

Bác Hồ với mọi người

BÁC HỒ VỚI MỌI NGƯỜI.

Là chủ tịch nước bận trăm cọng nghìn việc nhưng Bác Hồ vẫn rất quan tâm đến mọi người.
Bác luôn tranh thủ thời gian đi thăm hỏi đồng bào ở mọi nơi,nhất là vùng có nhiều khó khăn,Bác quan từ cụ già đến trẻ em,cùng làm việc vui chơi.Năm 1961 Bác về thăm Hà Tĩnh.Sau buổi nói chuyện với đại biểu nhân dân tỉnh,Bác trở về nhà khách để nghỉ.
Lúc ấy đã 12 giờ trưa.Nằm trong phòng Bác nghe bên ngoài có tiếng người nói.
Tôi đi bộ ba mươi cây số đến đây muốn gặp Bác,nghe Bác nói chuyện..
Bác đã nói chuyện  sáng  nay rồi cụ ạ.
Tôi muốn tận mắt trông thấy Bác, được trực tiếp  nghe Bác nói.
Từ trong phòng Bác nói với chú cảnh vệ “ Chú mời cụ già vào phòng khách Bác mặt áo rồi sẽ ra tiếp” Khi trông thấy Bác cụ già đứng dậy cung kính cúi chào.Bác mời cụ ngồi rồi hỏi thăm gia đình,hỏi thăm đời sống bà con.Bác quay lại dặn anh cảnh vệ : “ mời cụ ăn cơm trưa , để cụ nghỉ ngơi, đến chiều truyền đạt lại những ý chính bài nói chuyện của Bác.. rồi chuẩn bị xe đưa cụ về nhà”.
Thấy cách giải quyết ân cần chu đáo của Bác anh cảnh vệ định thanh minh với Bác.Bác nhìn anh cảnh vệ và nói nhỏ: “Bác biết chú biết để Bác nghĩ nhưng 1 cụ già đi bộ ba mươi cây số đến thăm Bác tại sao Bác lại không tiếp cụ được”.
=> Tôi đã học được sự ân cần chu đáo của Bác với tất cả mọi người,tôi sẽ học hỏi và tập cho mình cách sống đẹp này.

Bác Hồ tự học ngoại ngữ

BÁC HỒ TỰ HỌC NGOẠI NGỮ

Bác Hồ của chúng ta học trong nhà trường không nhiều, vậy mà Bác nói được một só tiếng nước ngoài như: tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Hoa…kết quả đó là nhờ lòng quyết tâm và sự kiên trì tự học mà nên.

Hồi làm phụ bếp trên tàu Đô Đốc Latutsơ Tơrêvin chạy tuyến đường từ Sài Gòn sang Pháp, mỗi ngày Bác phải làm việc từ 4 giờ sáng đến 9 giời tối mới xong. Dù mệt Bác vẫn cố tự học thêm 2 giờ nữa, trong những người khác thì đi ngủ hoặc đánh bài. Khi học, những từ nào không hiểu, Bác nhở những thủy thủ người Pháp giảng lại cho. Bác còn nghĩa ra một cách học độc đáo là mỗi ngày viết 10 từ tiếng Pháp vào cánh tay để vừa làm việc vừa nhẩm học.

Thời kỳ làm việcở Luân Đôn, vào buổi sáng sớm và buổi chiều mỗi ngày, Bác lại mang sách bút ra vườn hoa Haydơ để tự học tiếng Anh. Mỗi tuần được một ngày nghỉ.Bác đến học tiếng Anh với một giáo sư người Ý.Với cách tranh thủ học như vậy đến bất ký nước nào Bác điều tự học tiếng nước ấy.

Sau này mặc dù tuổi đã cao khi đọc sách báo tiếng nước ngoài, gặp từ nào không hiểu hay một danh từ khoa học Bác đều tra từ điển hoặc nhờ người thạo tiếng nước đó giải thích, rối ghi lại vào sổ để nhớ.

Bác Hồ đã tự học ngoại ngữ như thế đấy!
Qua câu chuyện tôi đã học hỏi ở Bác cách tự học, tự nâng cao trình độ của mình và mỗi ngày tôi đang thực hiện điều đó. Kiến thức là vô tận, cái chúng ta chưa biết còn rất nhiều cho nên tôi luôn học hỏi cái hay qua bạn bè, những người lớn tuổi hơn, và mỗi khi học được đều gì mới lạ, tôi cảm thấy vui, thú vị.

Ai ăn thì người ấy trả tiền

AI ĂN THÌ NGƯỜI ẤY TRẢ TIỀN

                 Năm 1954, hoà bình lập lại trên nửa nước. Đồng bào các địa phương có sản vật gì quý đều gửi một ít lên biếu Bác để giới thiệu thành tích tăng gia với Người.
          
Trong một bữa cơm, Bác thấy có món cà Nghệ, quả nhỏ, cùi dòn, ngâm mắm. Bữa ấy Bác ăn rất ngon. Hôm sau lại có món cà quê hương. Bác ăn hết vài ba quả. Thấy thế đồng chí anh nuôi lại dọn cà.
Bác hỏi:
- Cà muối mua hay ai cho thế?
- Thưa Bác, đồng bào Nghệ An đưa ra tặng Bác.
- Có nhiều không?
- Dạ, một ô tô ạ.
Bác chậm rãi nói:
- Thế này nhé. Cà Nghệ ăn rất ngon. Bác ăn mấy bữa liền là đủ rồi. Bây giờ ai muốn ăn nữa thì trả tiền cho đồng bào Nghệ An.
Đồng chí chiến sĩ anh nuôi lùi ra nói:
- Chết chưa! Đã bảo mà.

(Trích trong cuốn "Bác Hồ với chiến sỹ", tập 3, Nxb Quân đội nhân dân H, 1998)
=> Qua câu chuyện này tôi học hỏi được rất nhiều từ Bác dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác ăn uống rất đơn giản, Bác luôn nhớ đến những món ăn của quê hương và không quên đi sự vất vả của đồng bào,tôi đã học tập theo Bác cách ăn uống thật giản dị,không cầu kỳ,và đây cũng là một nhân cách đẹp.

Lớp Dự Bị Đoàn Viên































Vườn lan trường tui! Hihi!

Sau bao nhiêu thời gian, không ngại cái tối, anh em chi Đoàn đã treo được các chậu hoa kiểng để trang trí trường. Và sau đây là một số hình ảnh, mời các bạn chiêm ngưỡng.







Đại Hội Chi Đoàn